trống trường học, trống khai giảng 2018
Trống trường học, trống khai giảng
từ xa xưa trống đã được sử dụng nhiều trong nhiều mục đích sử dụng khác nhau như lễ cúng bái, trường học.
Ngày xưa, trống da trâu là đạo cụ để cổ vũ đánh trận, khi khai trận đánh 3 hồi 9 tiếng. Bây giờ, trống gỗ được sử dụng vào nhiều việc…đám hiếu, trống trường học,trống lễ hội,trống chùa,đình, trống trong nhạc cụ…Và bất cứ khi mở màn bằng tiếng trống đều đánh 3 hồi 9 tiếng.
Tiếng trống vang trên đất Tây Sơn (Bình Định) hoàn toàn không hề giống tiếng trống của bất cứ nơi đâu trên đất nước, và cũng chẳng nơi đâu trên thế giới này có được tiếng trống như vậy…
Nhạc võ Tây Sơn gắn với lò võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Định. Tương truyền loại nhạc này do ba anh em người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đặt ra cho quân khởi nghĩa luyện võ. Với một bộ trống 17 chiếc, người tập võ sẽ dùng hai tay để đánh 12 chiếc, còn lại 5 chiếc đánh bằng đầu, 2 gót chân và 2 khuỷu tay. Người tập võ đánh được 17 trống được xem là “võ thuật như thần”.
Sau khi ba Ngài mất, mỗi dịp tế lễ để tưởng niệm những vị anh hùng đã lãnh đạo quân sĩ quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, nhân dân ở quê các Ngài vẫn đánh trống võ. Nhạc võ Tây Sơn trở thành một loại nhạc lễ trong di sản nghệ thuật của người Việt Nam.
Khi tiếng trống cất lên, lập tức không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi. Nghe như rầm rập tiếng quân đi, voi thét; tiếng lướt gió, chạm nhau của binh khí; tiếng reo hò vang dội của ba quân. Và cả sự trầm lắng tưởng niệm vong hồn tử sĩ trước khi những thanh âm reo vui, rộn rã trong khúc khải hoàn ca chan hòa muôn phương. Thế trận thần tốc, táo bạo năm nào dường như đang hiện diện, rần rật chuyển lan trong từng mạch nhịp của người nghe. Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh, là lời động viên, cổ vũ ba quân mà còn là những đòn thế tâm công xoáy sâu, đánh thẳng vào tâm lý của quân thù, góp phần làm nên thắng lợi.
Tiếng trống trường học
Cơ sở bán trống trường học hoàng gia chúng tôi tạo ra trống trường học có cái hồn riêng của nó, không lẫn lộn vào đâu được, trở thành dấu ấn không thể phai nhòa của bất kỳ ai từng trải qua những năm tháng cắp sách đến trường. Bởi vậy, tiếng trống trường học đã trở thành một đề tài cho nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật đã được bao thế hệ học sinh nhắc đến.
Có một thời vì nghèo khó không ít nhà trường dùng mâm ô-tô hỏng, vỏ bom, vỏ đạn, một đoạn sắt dầm cầu… làm “kẻng” thay cho tiếng trống trường học. Cũng có lúc, có nơi nhiều trường thay tiếng trống, tiếng kẻng để làm hiệu lệnh trong trường học bằng tiếng chuông điện “reng, reng”.
Ngày nay, hầu hết các trường học từ thành thị đến nông thôn đều sử dụng trống. Tiếng trống trường không đơn giản chỉ là âm thanh có chức năng hiệu lệnh, mà còn làm cho nhà trường mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Tiếng trống trường không lẫn lộn với bất cứ một cơ quan, tổ chức hay lễ hội nào khác mà cũng có tiếng trống.
Có một thời vì nghèo khó không ít nhà trường dùng mâm ô-tô hỏng, vỏ bom, vỏ đạn, một đoạn sắt dầm cầu… làm “kẻng” thay cho tiếng trống trường học. Cũng có lúc, có nơi nhiều trường thay tiếng trống, tiếng kẻng để làm hiệu lệnh trong trường học bằng tiếng chuông điện “reng, reng”.
Ngày nay, hầu hết các trường học từ thành thị đến nông thôn đều sử dụng trống. Tiếng trống trường không đơn giản chỉ là âm thanh có chức năng hiệu lệnh, mà còn làm cho nhà trường mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Tiếng trống trường không lẫn lộn với bất cứ một cơ quan, tổ chức hay lễ hội nào khác mà cũng có tiếng trống.
Có người bảo “đánh trống trường có gì khó, con nít đánh cũng được”. Thật ra đánh trống trường có mấy kiểu đánh: Một tiếng, hai tiếng, ba tiếng và một hồi dài, mỗi kiểu tương ứng với một hiệu lệnh: “Tựu” mà bây giờ gọi là trống báo thúc giục học sinh tới trường, vào tiết, ra tiết, ra tiết có nghỉ giải lao giữa buổi và hết buổi tan trường. Riêng trống khai giảng thì mỗi năm chỉ đánh có một lần, thường là do một vị quan chức cao nhất trong buổi lễ khai giảng hoặc chí ít do hiệu trưởng thực hiện.
Do không có một quy định nào nên trống khai giảng năm học mới thường được đánh nhiều kiểu: 3 hồi + 9 tiếng; 1 hồi + 9 tiếng hoặc 1 hồi + 3 tiếng. Có người cho rằng đánh 3 hồi + 9 tiếng mới đúng. Tại sao phải là như vậy? Vì rằng, trước khi trống được đưa vào trường học thì vốn là “chiến cụ” để khai trận, thúc quân và mừng chiến thắng. Khi khai trận phải đánh 3 hồi + 9 tiếng.
Khai giảng năm học cũng là “khai trận” nên phải đánh như vậy. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở chỗ đánh mấy hồi, mấy tiếng mà những hồi trống, tiếng trống đó được đánh như thế nào. Có nhiều vị đánh nghe rất hay, có giai điệu, mẫu mực và khí thế hừng hực, nhưng cũng có vị lên đánh liên tục chừng chục tiếng đều đều nghe nhạt nhẽo, không khí thế.
tiếng trống trường học báo cho học sinh biết là đã đến giờ đi học có cùng một cách đánh, tức là phải đánh một hồi dài rồi sau đó đánh thêm 3 tiếng. Một hồi dài là bao nhiêu tiếng không xác định nhưng phải bảo đảm là đủ dài. Có người nói ít nhất là ba mươi sáu tiếng (33+3) theo nguyên tắc con số 9.
Người đánh trống phải chọn thế đứng hợp lý, vững chải và tay đánh phải khoan thai nhưng dứt khoát, rõ ràng. Hai tiếng đầu tương đối nhanh, để cho trống ngân vang rồi đánh khoảng chục tiếng trống tiếp theo, đánh thong thả, chờ cho âm thanh lan tỏa mới tiếp tục tiếng khác nhưng đến nửa hồi trống sau phải giục giã, gấp gáp nhưng âm thanh nhỏ dần báo hiệu cho những học sinh còn la cà nhanh chân đến lớp. 3 tiếng kế tiếp đanh, gọn và ngân vang biểu thị cho sự tiếp nối.
Còn trống tan trường (kết thúc buổi học) phải đánh như thế nào? Cũng đánh một hồi dài như trống báo nhưng ngắn hơn một chút (24 tiếng) và không thêm 3 tiếng, bởi đó là báo hiệu cho sự kết thúc. Trong thực tế, có nhiều người đánh trống báo và thậm chí là đánh trống khai giảng mà không đánh thêm 3 tiếng làm cho ý nghĩa của tiếng trống bị đảo lộn. Đánh 1 tiếng hoặc 2 tiếng thì không cần phải nói, nhưng đánh 3 tiếng thì phải tuân thủ quy ước: Hai tiếng đầu nhanh, để trống ngân vang rồi đánh tiếng thứ ba.
tiếng trống trường học báo cho học sinh biết là đã đến giờ đi học có cùng một cách đánh, tức là phải đánh một hồi dài rồi sau đó đánh thêm 3 tiếng. Một hồi dài là bao nhiêu tiếng không xác định nhưng phải bảo đảm là đủ dài. Có người nói ít nhất là ba mươi sáu tiếng (33+3) theo nguyên tắc con số 9.
Người đánh trống phải chọn thế đứng hợp lý, vững chải và tay đánh phải khoan thai nhưng dứt khoát, rõ ràng. Hai tiếng đầu tương đối nhanh, để cho trống ngân vang rồi đánh khoảng chục tiếng trống tiếp theo, đánh thong thả, chờ cho âm thanh lan tỏa mới tiếp tục tiếng khác nhưng đến nửa hồi trống sau phải giục giã, gấp gáp nhưng âm thanh nhỏ dần báo hiệu cho những học sinh còn la cà nhanh chân đến lớp. 3 tiếng kế tiếp đanh, gọn và ngân vang biểu thị cho sự tiếp nối.
Còn trống tan trường (kết thúc buổi học) phải đánh như thế nào? Cũng đánh một hồi dài như trống báo nhưng ngắn hơn một chút (24 tiếng) và không thêm 3 tiếng, bởi đó là báo hiệu cho sự kết thúc. Trong thực tế, có nhiều người đánh trống báo và thậm chí là đánh trống khai giảng mà không đánh thêm 3 tiếng làm cho ý nghĩa của tiếng trống bị đảo lộn. Đánh 1 tiếng hoặc 2 tiếng thì không cần phải nói, nhưng đánh 3 tiếng thì phải tuân thủ quy ước: Hai tiếng đầu nhanh, để trống ngân vang rồi đánh tiếng thứ ba.
Xem thêm: Trống trường học, trống khai giảng 2018
Các tin khác:
- NGUYÊN LÝ THÙNG GỖ SỒI QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH
- MUA TRỐNG TRƯỜNG HỌC TẠI HÀ NỘI
- Sử dụng chậu ngâm chân gỗ cần lưu ý những gì?
- Cơ sở bán bồn tắm gỗ tại Hà Nội
- 5 điều cần lưu ý khi mua bồn tắm
- Cách ngâm rượu bằng thùng gỗ sồi của chuyên gia
- Trống trường học các cấp giá rẻ
- Cửa hàng trống đọi tam hà nội
- Cơ Sở Sản Xuất Trống
- Quy Trình Làm Trống Đọi Tam
- Bán Cờ Tổ Quốc Toàn Quốc
- Cửa hàng bán cờ Đảng tại Hà Nội
- Cờ để bàn các nước đế đơn
- Xưởng may cờ Tổ Quốc
- Cho thuê trống trường học, trống khai giảng năm học mới
- Dịch vụ thuê trống cổ vũ bóng đá, thuê trống biểu diễn